Tags:

Doanh nghiệp

(vasep.com.vn) Ngày 05/8/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện khẩn số 1068/CĐ-TTg tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các địa phương đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 kiên quyết yêu cầu người dân “ai ở đâu thì ở đó” để triệt để thực hiện việc giãn cách, cách ly. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền các chính sách miễn, giảm thuế và các biện pháp khác nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19

(vasep.com.vn) 6 tháng đầu năm 2021, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 4,12 tỷ USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị xuất khẩu hầu hết các nhóm hàng đều tăng trưởng dương khả quan: tôm đạt 1,73 tỷ USD (tăng 13,7%); cá tra đạt 780,8 triệu USD (tăng 17%); cá ngừ đạt 355 triệu USD (tăng 21,3%), nhuyễn thể đạt 332 triệu USD (tăng 15%). Kết quả này thể hiện sự nỗ lực hết sức của các doanh nghiệp thủy sản sau hơn một năm Covid-19 làm đảo lộn mọi sự. Nhưng niềm hi vọng về sức bật ở nửa cuối năm đã mau chóng thay bằng sự lo lắng có thể đạt được kế hoạch sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu như đã đề ra không? Và giải pháp và niềm mong mỏi lớn nhất của cộng đồng DN thủy sản lúc này chính là công nhân sớm được tiêm vaccine.

Theo ông Lê Văn Quang, để Việt Nam trở thành cường quốc sản xuất, chế biến tôm số 1 thế giới cần sự chấp thuận và ủng hộ của Nhà nước và đề xuất chính quyền các cấp tạo ra các hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách thông thoáng.

(vasep.com.vn) Tháng 1/2021, xuất khẩu tôm sang EU tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước, với giá trị XK đạt gần 30 triệu USD, tăng 16%. Trong đó, giá trị XK sang Đức tăng 27,5%; Hà Lan tăng 30,6%, Bỉ tăng 2,1%, Đan Mạch tăng 72%.

(vasep.com.vn) Dự thảo chiến lược phát triển thuỷ sản đến năm 2030 tầm nhìn 2045 chú trọng lĩnh vực nuôi, gồm tôm, cá tra, cá biển... Do vậy, kỳ vọng trong thập niên này, thuỷ sản Việt Nam sẽ có tốc độ phát triển tốt hơn. Năm qua, dù dịch Covid ảnh hưởng khá trầm trọng đến chuỗi cung ứng thủy sản toàn cầu, nhưng chế biến xuất khẩu tôm Việt vẫn khởi sắc. Từ năm 2020 tới đầu năm 2021 một loạt các nhà máy chế biến tôm mới được khánh thành, báo hiệu một giai đoạn mới lạc quan cho ngành tôm Việt.

(vasep.com.vn) Trong văn bản gửi 13 bộ ngành và 4 hiệp hội (trong đó có VASEP) lấy ý kiến dự thảo báo cáo Chính phủ về tiền lương tối thiểu vùng, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) đã bác bỏ hai đề xuất của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam về việc tăng lương tối thiểu vùng năm 2021, và điều chỉnh thời điểm tăng lương từ 1/1 hằng năm sang 1/7 của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tại buổi làm việc với Chính phủ vào cuối năm 2020.  Đồng thời, Bộ cũng đề nghị không tăng lương tối thiểu vùng năm 2021 và tiếp tục duy trì thời điểm điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trùng với thời điểm bắt đầu năm tài chính (ngày 01/01) như thời gian vừa qua.

"Nữ hoàng" cá tra Trương Thị Lệ Khanh hiện đang là người giàu thứ 33 trong bảng xếp hạng người giàu trên thị trường chứng khoán Việt. Nhưng ít ai biết rằng, trước năm 36 tuổi bà là một công chức của tỉnh An Giang.

Cơ quan Hải quan và Biên giới Mỹ (CBP) đã kết luận công ty không lẩn tránh thuế chống bán phá giá tại Mỹ và quyết định thu hồi thuế chống bán phá giá đã áp trước đó.

(vasep.com.vn) Ngày 12/01/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 38/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu. Đề án này được xây dựng theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 99/NQ-CP năm 2019 và Nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2020 giao Bộ Tài chính xây dựng Đề án cải cách kiểm tra chuyên ngành theo hướng cơ quan hải quan là đầu mối thực hiện kiểm tra chuyên ngành tại của khẩu, Bộ quản lý chuyên ngành thực hiện hậu kiểm. Nhưng đáng tiếc, hàng hóa thủy sản đông lạnh NK lại không được nằm trong phạm vi của Đề án.

Năm 2020, tốc độ phát triển ngành tôm nước nhà khá tốt. Sản lượng tôm nuôi và kim ngạch xuất khẩu đạt hai con số. Thành quả này càng có ý nghĩa khi các cường quốc nuôi tôm đang vật lộn với khó khăn từ Covid-19. Diễn tiến này, nếu kéo dài vài năm, ngành tôm Việt sẽ vươn lên dẫn đầu thế giới về quy mô, doanh số.

(vasep.com.vn) Trong báo cáo của Bộ Công Thương gửi lên Thủ tướng Chính phủ dự báo, tình trạng thiếu tàu biển và thiếu container có thể kéo dài đến tháng 2-3/2021. Thậm chí việc dịch COVID-19 chưa được kiểm soát, vẫn tiếp tục lây lan trên thế giới nhiều khả năng tình trạng này còn kéo dài hơn. Do đó, VASEP khuyến cáo các hội viên, trước tình hình căng thẳng trên, DN XNK thủy sản cần lên kế hoạch và kịch bản ứng phó nhằm hạn chế tối thiểu sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng và giảm thiểu tối đa sụt giảm XK của mỗi DN và tổng kim ngạch của toàn ngành trong thời gian tới.

Theo Sở Công Thương tỉnh Kiên Giang, năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu của địa phương này đạt 700 triệu USD, tăng 2,83% so với năm 2019.

(vasep.com.vn) Thế giới phẳng, mọi thông tin lan truyền nhanh chóng. Mọi sai sót (nếu có), dù lớn hay nhỏ, dù khách quan hay chủ quan của bất kỳ doanh nghiệp (DN) nào cũng có thể trở thành hòn đá tảng chặn đường tiến bước của mình. Để tồn tại và duy trì nhịp độ phát triển, bây giờ các lãnh đạo DN phải luôn chú tâm chăm lo mọi mặt cho DN mình, nhằm tăng sức cạnh tranh và đủ sức trên đường trường đầy cam go, cạm bẫy.